Tư vấn pháp luật lao động
Chế độ nghỉ phép năm 2020 mới nhất của cán bộ công chức có gì đặc biệt?
Chế độ nghỉ phép năm được xác định như thế nào đối với người lao động, làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội? Chế độ nghỉ phép năm 2019 được quy định như thế nào đối với cán bộ, công chức, viên chức? Người lao động được hưởng các chế độ nghỉ hàng năm, nghỉ lễ tết, nghỉ để giải quyết việc riêng một năm tối đa bao nhiêu ngày? Cán bộ công chức, viên chức có được cộng dồn các ngày nghỉ thành một đợt nghỉ phép dài hạn, thời gian được hưởng chế độ nghỉ phép năm được quy định ra sao?
Hiện nay, người lao động nói chung hay cán bộ, công chức viên chức nói riêng chưa được nắm rõ các quy định về chế độ nghỉ phép năm như thế nào. Trên đây là một số câu hỏi phổ biến mà chúng tôi nhận được qua các kênh tư vấn pháp luật.
Với bài viết dưới đây, Luật Quốc Huy giới thiệu tới bạn đọc những quy định chi tiết về chế độ nghỉ phép năm. Đối với năm 2019, chế độ nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức có quy định nào mới?

Xem thêm một số bài viết của Luật sư về lĩnh vực Lao động
- Tư vấn pháp luật
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
- Điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Thủ tục xin nghỉ việc
- Mẫu Hợp đồng lao động mới nhất
- Lý lịch tư pháp số 2
Mục lục
Chế độ nghỉ phép năm 2019 được quy định như thế nào?
Chế độ nghỉ phép năm của cán bộ, công chức
Chế độ nghỉ phép năm của cán bộ, công chức được quy định tại Điều 13 của Luật Cán bộ công chức năm 2008:
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ
Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2010, chế độ nghỉ phép năm được quy định tại Điều 111 Nghỉ hằng năm như sau:
Điều 111. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Như vậy, theo quy định trên, áp dụng với cán bộ, công chức nếu có đủ 12 tháng làm việc tại một cơ quan hoặc đơn vị thì được nghỉ 12 ngày làm việc trong một năm. (Làm công việc bình thường, không độc hại). Cán bộ, công chức đã có thời gian công tác lâu năm thì cứ 5 năm làm việc tại cơ quan đơn vị đó thì được cộng thêm 01 ngày nghỉ phép cho chế độ nghỉ phép năm.
Chế độ nghỉ phép năm của viên chức
Chế độ nghỉ phép năm của viên chức được quy định tại Điều 13, Luật Viên chức năm 2010 cụ thể như sau:
Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
Như vậy, đối với viên chức phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức chính trị – xã hội,… được hưởng các chế độ nghỉ phép năm theo quy định của Bộ luật Lao động, các quy định cũng giống như chế độ nghỉ phép của cán bộ, công chức.
Các quy định về nghỉ dịp Lế, Tết

Ngoài chế độ nghỉ phép năm, cán bộ, công chức viên chức được nghỉ các dịp lễ, tết bao gồm các ngày lễ sau:
– Tết Dương lịch: 01 ngày;
– Tết Âm lịch: 05 ngày;
– Nghỉ lễ Chiến thắng 30/4: 01 ngày;
– Quốc tế Lao động 1/5: 01 ngày;
– Quốc khánh 2/9: 01 ngày;
– Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 Âm lịch: 01 ngày.
Trong năm 2019, cán bộ công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ Tết dương lịch tổng cộng 4 ngày liền. Cụ thể, từ ngày thứ Bảy ngày 29/12/2018 đến hết ngày thứ Ba 01/01/2019. Tuy nhiên, một số đơn vị sẽ áp dụng phương án đi làm bù vào ngày thứ 7 ngày 5/1/2019.
Đối với dịp Tết Âm lịch, năm 2019 người lao động được nghỉ từ ngày thứ Hai ngày 4/2/2019 (nhằm ngày 28 tháng Chạp) đến hết thứ Sáu ngày 8/2/2019 (ngày mùng 4 Tết).
Các quy định về nghỉ việc riêng
Được quy định tại Điều 116 Bộ Luật Lao động năm 2012 như sau:
Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Trên đây là một số quy định của Bộ luật Lao động về chế độ nghỉ phép năm của người lao động, cán bộ công chức viên chức năm 2019.
Nếu bạn đọc còn bất cứ băn khoản, vướng mắc hay có câu hỏi cần giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email hoặc liên hệ trực tiếp đến Tổng đài tư vấn Pháp luật Miễn Phí để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất.
Trân trọng cảm ơn ./.
Bộ phận tư vấn Pháp luật Lao động – Luật Quốc Huy
Đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn trực 24/7 để giải đáp mọi vấn đề liên quan đến pháp luật của bạn. Gặp trực tiếp luật sư tư vấn gọi . Trân trọng cảm ơn!
Chuyên viên tư vấn: Luật Quốc Huy
Bạn có thể tham khảo các bài viết khác:
- Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng điều 66 và điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự
- Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự
- Nghị định 37/2018/NĐ-CP về hướng dẫn biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
- Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự
Các tin cùng chuyên mục
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Bộ luật lao động 2012
- Tư vấn pháp luật công đoàn trong công ty – bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các bên
- Chế độ nghỉ phép năm 2020 mới nhất của cán bộ công chức có gì đặc biệt?
- Hợp đồng lao động không thời hạn | Luật sư tư vấn Luật Lao động
- Tư vấn pháp luật cho công nhân nâng cao hiểu biết người lao động
Các tin mới nhất
- Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng điều 66 và điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự
- Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự
- Nghị định 37/2018/NĐ-CP về hướng dẫn biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
- Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự
Trong cơ quan mình có 22 biên chế cán bộ, công chức xã, muốn hỏi trường hợp nghỉ phép trong đợt sẽ giải quyết được bao nhiêu người?
Cho em hỏi. Em vào làm việc tại công ty từ 2/12/2019. Vậy khi hết năm 2019 e có được trả 1 ngày phép của tháng 12/2019 không ạ?
Tôi đã đi làm được 34 năm liên tục, đến tháng 7/2020 tôi nghỉ hưu. Vạy năm 2020 tôi được nghỉ phép bao nhiêu ngày
Xin hỏi vợ tôi làm kế toán trung tâm viễn thông huyện xin nghỉ phép 01 tháng để chữa bệnh thì chế độ, nghĩa vụ và quyền lợi như thế nào
Cho em hỏi Luật Sư và các Đảng viên thì có chế chộ nghỉ phép như thế nào ạ? Xin cảm ơn!
Cho mình hỏi thăm (mình đang l.việc trong DNNN): Mình thử việc T3/2019, Chính thức T5/2019. Đến nay T9/2019 thì mình có đc hưởng chế độ ngày phép k (nếu có đc mấy ngày)? Xin cảm ơn!
Nhờ luật sư #luatquochuy trả lời giúp: Tôi là công chức cấp xã đã công tác được 15 năm thì được nghỉ phép năm bao nhiêu ngày?
Cho e hỏi người lao động trong mọt năm làm việc thí dụ tháng từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2019 là e làm được 6 tháng nhưng e muốn có chế độ nghỉ phép năm là 12 ngày phép có được k? Năm làm viẹc cưa e là 10 năm. rất mong nhận được sự tư vấn của các luật sư #luatquochuy ạ.
Kính gửi Luật Sư!
Cho e hỏi trong trường hợp người lao động được nghỉ lễ 30/4 & 1/05 là theo quy định của nhà nước nhưng nay e muốn nghỉ thêm một ngày để về quê nhưng chấm phép trong năm của e, thì bên c.ty e ko cho (yêu cầu nếu nghỉ sẽ chấm O là ko phép), với lại từ đầu năm đến nay e vẫn chưa nghỉ phép hàng tháng.Vậy nếu c.ty e làm như vậy có đúng với luật lao động hay không(theo như 1 tháng được nghỉ 1 ngày)?
Kính mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp e.
E xin cám ơn
xin hỏi luật sư chế độ nghỉ phép năm 2018 chuyển sang quý II năm 2019 có được không? e xin cảm ơn.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi về chế độ nghỉ phép năm của người lao động.
Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn và hướng dẫn như sau:
Theo quy định của Điều 111, Bộ Luật lao động năm 2012:
“Điều 111. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
…3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.”
Như vậy, khi người lao động làm việc đủ 12 tháng thì sẽ được nghỉ phép hằng năm theo quy định. Và khoản 3 có quy định bạn có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm gộp 03 năm 1 lần.
Vì vậy, nếu bạn có nhu cầu nghỉ gộp thì phải thỏa thuận trước với người sử dụng lao động, phải tuân thủ theo nguyên tắc được gộp phép năm sau khi đã đủ thời gian làm việc tương ứng với số ngày phép được nghỉ.
– Trong trường hợp bạn muốn gộp phép năm 2018 vào năm 2019 để nghỉ 1 lần, bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm nghỉ phép sau khi đã có đủ thời gian làm việc 03 năm, trong năm 2018 chưa nghỉ hàng năm. Đến năm 2019 bạn có thể gộp phép của năm 2018 và hai năm 2019, 2020 để nghỉ 1 lần. Tức là được nghỉ 36 ngày. Tuy nhiên trong 2 năm tiếp theo bạn không được xin nghỉ phép nữa.
Như vậy, điều kiện để gộp phép 3 năm 1 lần như sau:
+ Người lao động làm việc đủ 36 tháng trở lên
+ Trong năm trước đó người lao động chưa nghỉ 1 ngày phép nào
+ Có thỏa thuận trước khi nghỉ phép với người sử dụng lao động.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chế độ nghỉ phép năm của người lao động. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật Lao động để được giải đáp.
Trân trọng.