Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Công ty cổ phần là gì? – Ưu, nhược điểm khi thành lập CTCP

Công ty cổ phần được các nhà kinh tế đánh giá là loại hình công ty có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có bộ máy quản lý hiệu quả nhất trong các loại hình công ty. Công ty cổ phần còn được xem là loại hình công ty có khả năng huy động vốn dễ dàng nhất.

Bởi những lý do trên, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Nhưng “Công ty cổ phần là gì?”, “Công ty cổ phần hoạt động như thế nào?”, “Công ty cổ phần có những ưu điểm, nhược điểm gì?” là thắc mắc phổ biến của nhiều người khi thành lập công ty.

Luật Quốc Huy xin chia sẻ những nội dung pháp lý về công ty cổ phần để quý khách hàng có thêm thông tin trong việc đưa ra quyết định khi lựa chọn thành lập CTCP nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Xem thêm: tư vấn thành lập doanh nghiệp


Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là gì? – Thành lập công ty cổ phần
Công ty cổ phần là gì? – Thành lập công ty cổ phần

Theo cách hiểu thông thường: Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành ra ngoài thị trường nhằm huy động vốn tham gia đầu tư từ mọi thành phần kinh tế. Người sở hữu cổ phần được gọi là các cổ đông.

Theo quy định tại Điều 110 Luật Doanh nghiệp năm 2014:

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn

Công ty cổ phần tiếng anh gọi là gì?

Khi thành lập công ty cổ phần, nhà đầu tư muốn dịch tên công ty sang Tiếng Anh hoặc muốn viết dạng viết tắt của công ty cổ phần nhưng không biết Công ty cổ phần tiếng anh là gì.

Chúng tôi xin giải đáp như sau: JSC là dạng viết tắt của từ Joint Stock Company, có nghĩa chỉ Công ty Cổ phần. Do đó, Công ty cổ phần khi viết bằng Tiếng Anh được viết là Joint Stock Company.

Ví dụ: Công ty cổ phần Victoria, bạn có thể chọn tên viết tắt là VICTORIA. JSC

Phân loại công ty cổ phần.

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp không quy định về phân loại công ty cổ phần nhưng tại các văn bản pháp luật chuyên ngành hoặc các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thì Công ty cổ phần thường được phân loại thành Công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán (Công ty cổ phần niêm yết) và Công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị tường chứng khoán.

Công ty cổ phần niêm yết là gì?

Điều 6, Luật chứng khoán năm 2006 có đưa ra định nghĩa về niêm yết chứng khoán. Theo đó, niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Như vậy, Công ty cổ phần niêm yết (Listed company) có thể hiểu là Công ty cổ phần có cổ phiếu được phép mua bán trên các thị trường chứng khoán. Điều kiện trở thành công ty cổ phần niêm yết được quy định cụ thể tại Điều 12 Luật chứng khoán năm 2006.

Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần.

Điều 134, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác. Như vậy cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần gồm có:

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP, bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết.

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của CTCP, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty trong phạm vi không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Nếu Công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

Công ty cổ phần nằm ngoài trường hợp trên thì phải có Ban Kiểm soát

Ban kiểm soát có chức năng giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty.

Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

Ưu, nhược điểm của công ty cổ phần.

Ưu điểm của Công ty cổ phần 

– Trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản của công ty nằm trong phạm vi số vốn đã góp, từ đó mức độ rủi ro sẽ thấp hơn các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh;

– Khả năng huy động vốn cao từ các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau thông qua hình thức phát hành cổ phiếu ra thị trường;

– Việc chuyển nhượng vốn trong CTCP là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia CTCP là rất rộng, từ đó ai cũng có thể sở hữu cổ phần trong CTCP.

– Lĩnh vực hoạt động rất rộng, có thể hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Cơ cấu góp vốn hết sức linh hoạt, tạo điều kiện cho nhiều người có các mức vốn tuy nhỏ nhưng vẫn có thể tham gia góp vốn vào CTCP.

Nhược điểm của Công ty cổ phần

– Công ty cổ phần có số lượng thành viên lớn dẫn đến việc quản lý và điều hành công ty phức tạp, khi có sự phân tách thành các nhóm cổ đông tranh giành về lợi ích sẽ dẫn đến việc điều hành công ty khó khăn, các hoạt động sản xuất, kinh doanh từ đó mà bị trì trệ;

– Công ty cổ phần có bộ máy tổ chức phức tạp, đối với các doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ sẽ không phù hợp do phải duy trì bộ máy tổ chức cồng kềnh, gây nhiều khó khăn trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất.

– Việc thành lập công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, như các quy định về chế độ tài chính, kế toán…

Thành lập công ty cổ phần như thế nào?

Điều kiện thành lập công ty cổ phần là gì?
Điều kiện thành lập công ty cổ phần là gì?

Thành lập công ty cổ phần cần những gì

                Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm có

– Giấy đề nghị thành lập CTCP;

– Điều lệ công ty (hoặc Dự thảo Điều lệ nếu chưa có Quyết định chính thức)

– Danh sách cổ đông sáng lập và những cổ đông đầu tư nước ngoài (nếu có);

– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của các cổ đông (trong trường hợp cổ đông là cá nhân);

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các tổ chức; giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện (trong trường hợp cổ đông là tổ chức);

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được hợp pháp hóa lãnh sự (hoặc có thể thay thế bằng các tài liệu tương đương) nếu có cổ đông là tổ chức nước ngoài;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài (Nếu CTCP có nhà đầu tư nước ngoài)

– Nếu CTCP hoạt động kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần có thêm các Văn bản như Chứng chỉ hành nghề, bằng cấp của người đứng đầu,…

                Điều kiện thành lập công ty cổ phần 

Điều 18, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định mọi cá nhân, tổ chức đều có thể thành lập công ty cổ phần, công ty cổ phần khi thành lập phải có tối thiểu 03 cổ đông góp vốn, các cá nhân, tổ chức được quy định tại Khoản 2, Điều 18 sẽ không đủ điều kiện để thành lập công ty cổ phần.

Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn

Khi thành lập công ty nói chung hay công ty cổ phần nói riêng, không có quy định cụ thể vốn điều lệ thành lập là bao nhiêu. Tuy nhiên, có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện có quy định mức vốn pháp định, vốn ký quỹ, vốn nước ngoài, với từng loại ngành nghề/ lĩnh vực sẽ có mức quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Ví dụ: với ngành nghề ngân hàng thương mại cổ phần, số vốn pháp định bắt buộc là 1000 tỷ đồng, đối với công ty tài chính, vốn pháp định là 300 tỷ đồng. Vấn đề này, quý khách sẽ được tư vấn kỹ khi tiến hành các thủ tục thành lập công ty.

Đối với vốn kỹ quỹ, vốn ký quỹ là số tiền mà doanh nghiệp ký qũy tại một ngân hàng trong suốt thời gian hoạt động. Vốn kỹ quỹ trên thực tế nằm trong số vốn pháp định nhưng bắt buộc các doanh nghiệp phải có. Ví dụ: vốn ký quỹ của ngành nghề dịch vụ kinh doanh lữ hành quốc tế là 500 triệu đồng.

Liên hệ Luật Quốc Huy tư vấn, báo giá và cung cấp dịch vụ

Khách hàng quan tâm sử dụng Dịch vụ thành lập công ty cổ phần uy tín của Luật Quốc Huy thông qua cơ chế ủy quyền, hãy liên hệ với chúng tôi theo các thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

– Đường dây nóng: Tổng đài tư vấn luật miễn phí 1900.6590

– Email: lienhe@luatquochuy.vn

Rất hân hạnh được hợp tác cùng quý khách hàng!

Công ty cổ phần là gì? – Ưu, nhược điểm khi thành lập CTCP
4.9 (97.78%) 9 votes

Đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn trực 24/7 để giải đáp mọi vấn đề liên quan đến pháp luật của bạn. Gặp trực tiếp luật sư tư vấn gọi . Trân trọng cảm ơn!

Chuyên viên tư vấn: Lê Thị Thanh Thanh

Công ty cổ phần là gì? – Ưu, nhược điểm khi thành lập CTCP
4.9 (97.78%) 9 votes

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác:

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Đóng góp ý kiến

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 Top