Văn bản pháp luật

Luật Bảo hiểm y tế mới nhất đang có hiệu lực thi hành

Luật Bảo hiểm y tế mới nhất hiện nay đang có hiệu lực thi hành là Luật bảo hiểm y tế năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014. Ngày 13/06/2014 Quốc hội ban hành Luật số 46/2014/QH13 là Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 và chính thức có hiệu lực thi hành vào ngày 1/1/2015. Ngày 10/7/2014 Văn phòng Quốc hội ban hành văn bản số 01/VBHN-VPQH là văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm y tế năm 2008 và Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014. Bạn đọc có thể tham khảo Văn bản hợp nhất số 01 này để tiện theo dõi đầy đủ các nội dung của Luật bảo hiểm y tế mới nhất đang có hiệu lực thi hành.

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 01/VBHN-VPQH

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2014

 

LUẬT

BẢO HIỂM Y TẾ

Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Luật số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật bảo hiểm y tế.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Luật này quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, bao gồm đối tượng, mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng bảo hiểm y tế; thẻ bảo hiểm y tế; phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế; tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế; thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; quỹ bảo hiểm y tế; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.
  2. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.
  3. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm y tế mang tính kinh doanh.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
  2. Bảo hiểm y tế toàn dân là việc các đối tượng quy định trong Luật này đều tham gia bảo hiểm y tế.
  3. Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế.
  4. Người sử dụng lao động bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể và tổ chức khác; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế.
  5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đầu tiên theo đăng ký của người tham gia bảo hiểm y tế và được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.
  6. Giám định bảo hiểm y tế là hoạt động chuyên môn do tổ chức bảo hiểm y tế tiến hành nhằm đánh giá sự hợp lý của việc cung cấp dịch vụ y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế, làm cơ sở để thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
  7. Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
  8. Gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả là những dịch vụ y tế thiết yếu để chăm sóc sức khỏe, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế.

Điều 3. Nguyên tắc bảo hiểm y tế

  1. Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế.
  2. Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội (sau đây gọi chung là tiền lương tháng), tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở.
  3. Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia bảo hiểm y tế.
  4. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả.
  5. Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.

Trên đây là sơ lược về Luật bào hiểm y tế mới nhất, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của chúng tôi về lĩnh vực Bảo hiểm xã hội:

Một số quy định mới của Luật bảo hiểm y tế mới nhất hiện nay được chúng tôi nghiên cứu:

Theo nội dung của Luật Bảo hiểm Y tế mới nhất năm 2014 , từ năm 2015, Bảo hiểm y tế sẽ trở thành loại bảo hiểm bắt buộc nhằm thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân của cả nước, việc đóng bảo hiểm y tế là yêu cầu bắt buộc đối với toàn thể nhân dân từ đối tượng học sinh, sinh viên, công chức, viên chức…

Ngoài ra, Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định mức đóng bảo hiểm y tế đối các thành viên trong hộ gia đình sẽ được giảm kể từ người thứ hai và thứ 3 trở đi. Cụ thể mức đóng bào hiểm y tế được quy định theo mức sau:

– Thành viên thứ nhất mức đóng bằng 6% mức lương cơ sở.

– Thành viên thứ hai, ba, tư phải đóng bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của thành viên thứ nhất.

– Từ thành viên thứ năm trở đi sẽ đóng bằng 40% mức đóng của thành viên thứ nhất.

Ngoài ra, luật bảo hiểm y tế năm 2014 còn quy định về thời gian thực hiện nghĩa vụ đóng đủ số tiền bào hiểm y tế của cả hộ gia đình. Cụ thể là định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, nhiệm vụ đóng bảo hiểm y tế sẽ do đại diện của hộ gia đình đó thực hiện.

Luật Bảo hiểm y tế mới nhất đang có hiệu lực thi hành
5 (100%) 2 votes

Click vào button "Download" bên dưới để tải toàn bộ file về máy.

tải file

Đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn trực 24/7 để giải đáp mọi vấn đề liên quan đến pháp luật của bạn. Gặp trực tiếp luật sư tư vấn gọi . Trân trọng cảm ơn!

Luật Bảo hiểm y tế mới nhất đang có hiệu lực thi hành
5 (100%) 2 votes

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác:

Văn bản pháp luật Đóng góp ý kiến

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 Top