Văn bản pháp luật

Luật tố cáo năm 2018 mới nhất | có hiệu lực thi hành từ 1/1/2019

Luật tố cáo năm 2018 số 25/2018/QH14 được Quốc hội ban hành ngày 12/06/2018, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019, Luật tố cáo năm 2018 có hiệu lực thay thế cho Luật tố cáo năm 2011 với nhiều quy định mới về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và các hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Luật tố cáo năm 2018 có quy định mới về các nội dung bảo vệ người tố cáo. Luật tố cáo năm 2018 cũng quy định các nội dung về trách nhiệm của cán bộ trong khi thực hiện công việc, công vụ nhưng khi bị tố cáo đã chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc không còn là cán bộ, công chức…

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Luật tố cáo năm 2018 thay thế cho Luật tố cáo năm 2011

QUỐC HỘI
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Luật số: 25/2018/QH14 Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2018

LUẬT

TỐ CÁO

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Tố cáo.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:

a) Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

c) Cơ quan, tổ chức.

3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

4. Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo.

5. Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.

6. Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

7. Giải quyết tố cáo là việc thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.

Điều 3. Áp dụng pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo

1. Tố cáo và giải quyết tố cáo được áp dụng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp luật khác có quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó.

2. Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác và tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tố cáo

1. Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.

2. Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.

Luật tố cáo năm 2018 quy định rút ngắn thời hạn giải quyết tố cáo

Thời hạn giải quyết tố cáo theo quy định tại Luật tố cáo năm 2018 được quy định:

– Thời hạn giải quyết tố cáo tối đa 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo ( trong khi quy định tại Luật tố cáo năm 2011 là  60 ngày, có thể gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày).

– Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày (quy định tại Luật tố cáo năm 2011 là 90 ngày, có thể gia hạn một lần nhưng không quá 60 ngày).

– Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

Luật tố cáo năm 2018 cũng có quy định rõ người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được biết.

Luật tố cáo năm 2018 quy định thêm các trường hợp bị tố cáo đối với cả cán bộ, công nhân, viên chức đã nghỉ việc, hoặc chuyển công tác, vẫn bị tố cáo đối với hành vi vi phạm của mình trong thời gian còn là cán bộ, công chức, viên chức. Như sau:

3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức được xử lý như sau:
a) Trường hợp người bị tố cáo là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;

b) Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và giữ chức vụ cao hơn thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết;
c) Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
d) Trường hợp người bị tố cáo không còn là cán bộ, công chức, viên chức thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.

Luật tố cáo năm 2018 mới nhất | có hiệu lực thi hành từ 1/1/2019
5 (100%) 5 votes

Click vào button "Download" bên dưới để tải toàn bộ file về máy.

tải file

Đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn trực 24/7 để giải đáp mọi vấn đề liên quan đến pháp luật của bạn. Gặp trực tiếp luật sư tư vấn gọi . Trân trọng cảm ơn!

Luật tố cáo năm 2018 mới nhất | có hiệu lực thi hành từ 1/1/2019
5 (100%) 5 votes

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác:

Văn bản pháp luật Đóng góp ý kiến

Góp ý gần đây (1 góp ý)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 Top