Văn bản pháp luật
Nghị định 116/2017/NĐ-CP về quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô
Nghị định 116/2017/NĐ-CP về quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô do Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 10 năm 2017. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô; kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.
Theo đó, Nghị định 116/2017/NĐ-CP còn quy định các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đang hoạt động được tiếp tục hoạt động trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực. Sau thời hạn trên, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện.
Luật Quốc Huy xin giới thiệu tới bạn đọc toàn bộ nội dung Nghị định 116/2017/NĐ-CP có thể dễ dàng trong việc nghiên cứu.
Bạn có thể đọc thêm các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư ở dưới đây:
- Tư vấn pháp luật miễn phí
- Tư vấn luật đầu tư miễn phí
- Công ty luật
- Nghị định 63/2018/NĐ-CP
- Tư vấn luật đấu thầu online tư vấn pháp luật nhanh chóng mọi thời điểm
- Điều kiện và quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn trong đấu thầu
Nghị định 116/2017/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ ——- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 116/2017/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2017 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, LẮP RÁP, NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO HÀNH, BẢO DƯỠNG Ô TÔ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Mục Lục
Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG…………………………………………………………………………. 2
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh…………………………………………………………………………………….. 2
Điều 2. Đối tượng áp dụng…………………………………………………………………………………….. 3
Điều 3. Giải thích từ ngữ……………………………………………………………………………………….. 4
Điều 4. Trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng ô tô của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô…………………………………………………………………………………………………………………………… 5
Điều 5. Trách nhiệm triệu hồi ô tô và thu hồi ô tô thải bỏ…………………………………………… 6
Điều 6. Trách nhiệm bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu…………………………………………………………………………………………. 6
Chương II: ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ………………………………………. 8
Điều 7. Điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô……………………………………………………………………. 8
Điều 8. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô………………………………… 9
Điều 9. Cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô…………………………. 10
Điều 10. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô………………………… 11
Điều 11. Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô 11
Điều 12. Tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô 12
Điều 13. Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô 14
Chương III: ĐIỀU KIỆN KINH DOANH NHẬP KHẨU Ô TÔ…………………………. 14
Điều 14. Quy định chung về kinh doanh nhập khẩu ô tô………………………………………….. 14
Điều 15. Điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô……………………………………………………….. 15
Điều 16. Cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô………………………………………………… 15
Điều 17. Cấp đổi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô…………………………………………… 16
Điều 18. Cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô……………………………………………. 17
Điều 19. Tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô……………….. 18
Điều 20. Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô 19
Chương IV: ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO HÀNH, BẢO DƯỠNG Ô TÔ 20
Điều 21. Điều kiện cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô………………………………………………… 20
Điều 22. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô………………………………. 21
Điều 23. Cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô…………………………. 22
Điều 24. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô…………………………… 23
Điều 25. Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất đối với cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô 24
Điều 26. Tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô 25
Điều 27. Trách nhiệm của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô được cấp Giấy chứng nhận.. 26
Điều 28. Trách nhiệm của Cơ quan kiểm tra…………………………………………………………… 27
Chương V: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, LẮP RÁP, NHẬP KHẨU VÀ BẢO HÀNH, BẢO DƯỠNG Ô TÔ……………………………………………………………………. 27
Điều 29. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ……………………………………………….. 27
Điều 30. Trách nhiệm của địa phương……………………………………………………………………. 29
Chương VI: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH…………………………………………………………… 29
Điều 31. Điều khoản chuyển tiếp………………………………………………………………………….. 29
Điều 32. Hiệu lực thi hành……………………………………………………………………………………. 30
Điều 33. Tổ chức thực hiện………………………………………………………………………………….. 30
Nghị định này quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô; kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.
- Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô tại Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
- Các điều kiện kinh doanh quy định tại Nghị định này không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu các loại ô tô sau đây:
- a) Ô tô được sản xuất, lắp ráp:
– Phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;
– Từ ô tô sát xi có buồng lái hoặc từ ô tô hoàn chỉnh đã được chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
– Không tham gia giao thông công cộng, chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp.
- b) Ô tô nhập khẩu:
– Phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh theo kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
– Theo hình thức tạm nhập khẩu của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
– Thuộc diện quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển; hàng viện trợ của nước ngoài; phục vụ công tác nghiên cứu khoa học;
– Phục vụ các mục đích cá biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
– Theo hình thức tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập; chuyển khẩu; gửi kho ngoại quan; quá cảnh;
– Không tham gia giao thông công cộng, chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp;
– Ô tô chuyên dùng, ô tô chở người chuyên dùng và ô tô chở hàng chuyên dùng theo định nghĩa tại TCVN 6211: Phương tiện giao thông đường bộ – Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa; TCVN 7271: Phương tiện giao thông đường bộ – Ô tô – Phân loại theo mục đích sử dụng.
- Nghị định này không áp dụng đối với các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô không thực hiện dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Ô tô là loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm các chủng loại ô tô con, ô tô khách, ô tô tải và ô tô chuyên dùng được định nghĩa tại TCVN 6211: Phương tiện giao thông đường bộ – Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa; TCVN 7271: Phương tiện giao thông đường bộ – Ô tô – Phân loại theo mục đích sử dụng và ô tô sát xi.
- Ô tô sát xi là ô tô ở dạng bán thành phẩm, có thể tự di chuyển, có buồng lái hoặc không có buồng lái, không có thùng chở hàng, không có khoang chở khách, không gắn thiết bị chuyên dùng.
- Sản xuất, lắp ráp ô tô là:
- a) Quá trình tạo ra sản phẩm ô tô hoàn chỉnh, ô tô sát xi có buồng lái, ô tô sát xi không có buồng lái (khung gầm có gắn động cơ) từ các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận, tổng thành, hệ thống;
- b) Quá trình tạo ra ô tô hoàn chỉnh, ô tô sát xi có buồng lái từ ô tô sát xi không có buồng lái.
- Triệu hồi ô tô là hành động của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện đối với ô tô có khuyết tật trong quá trình thiết kế, chế tạo, sản xuất, lắp ráp đã được cung cấp ra thị trường nhằm ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra.
- Thu hồi ô tô thải bỏ là việc tiếp nhận, thu gom ô tô thải bỏ để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Bảo hành là nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô trong việc bảo đảm chất lượng ô tô đã bán ra trong điều kiện nhất định.
- Bảo dưỡng là công việc cần thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nhằm duy trì trạng thái vận hành bình thường của ô tô.
- Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô là tổ chức thực hiện việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô có đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
- Ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu là ô tô đã được đăng ký lưu hành tại nước xuất khẩu trước khi về đến cửa khẩu Việt Nam.
- Lô xe nhập khẩu là các ô tô thuộc một tờ khai hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.
- Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu là kết quả kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với kiểu loại ô tô nhập khẩu vào Việt Nam.
- Bản sao được hiểu là:
- a) Bản chụp có chứng thực (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính, công văn hành chính hoặc nộp hồ sơ trực tiếp);
- b) Bản chụp xuất trình kèm bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp);
- c) Bản scan từ bản chính (đối với trường hợp thủ tục hành chính có áp dụng nộp hồ sơ qua mạng điện tử).
Trên đây là văn bản trích dẫn về nội dung của Nghị định 116/2017/NĐ-CP. Bạn đọc có thể tải toàn bộ văn bản về máy để thuận tiện cho việc theo dõi. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc hay nội dung chưa rõ, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng của quý khách hàng!
Trân trọng./.
Ban biên tập – Luật Quốc Huy
Click vào button "Download" bên dưới để tải toàn bộ file về máy.
Đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn trực 24/7 để giải đáp mọi vấn đề liên quan đến pháp luật của bạn. Gặp trực tiếp luật sư tư vấn gọi . Trân trọng cảm ơn!
Chuyên viên tư vấn: Luật Quốc Huy
Bạn có thể tham khảo các bài viết khác:
- Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng điều 66 và điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự
- Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự
- Nghị định 37/2018/NĐ-CP về hướng dẫn biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
- Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự
Đóng góp ý kiến
Các tin cùng chuyên mục
- Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng điều 66 và điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự
- Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự
- Nghị định 37/2018/NĐ-CP về hướng dẫn biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
- Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự
Các tin mới nhất
- Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng điều 66 và điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự
- Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự
- Nghị định 37/2018/NĐ-CP về hướng dẫn biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
- Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự