Văn bản pháp luật

Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại TAND

Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại TAND do Hội đồng Thẩm phán ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2018. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 đến ngày Nghị quyết số 42/2017/QH14 hết hiệu lực thi hành. Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu; một số quy định của pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là Nghị quyết số 42/2017/QH14).

Ngoài ra, Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP quy định trường hợp có sự khác nhau giữa Nghị quyết này và Nghị quyết khác hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự về cùng một vấn đề.

Luật Quốc Huy xin giới thiệu tới bạn đọc toàn bộ nội dung Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP  có thể dễ dàng trong việc nghiên cứu.

Bạn có thể đọc thêm các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực dân sự ở dưới đây:

Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN T
ỐI CAO
——-
CNG HÒA XÃ HI CH NGHĨA VIT NAM
Đ
c lp – T do – Hnh phúc
—————
Số: 03/2018/NQ-HĐTP Hà Ni, ngày 15 tháng 05 năm 2018

NGH QUYT

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU, TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA KHOẢN NỢ XẤU TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

HI ĐNG THM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TI CAO

Căn c Lut T chc Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Căn c Ngh quyết s 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 ca Quc hi v thí đim x lý n xu ca các t chc tín dng;

Để áp dng đúng và thng nht mt s quy đnh ca pháp lut trong gii quyết tranh chp v x lý n xu, tài sn bo đm ca khon n xu ti Tòa án nhân dân;

Sau khi có ý kiến thng nht ca Vin trưởng Vin Kim sát nhân dân ti cao và B trưởng B Tư pháp,

QUYT NGH:

Điu 1. Phm vi điu chnh

Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu; một số quy định của pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là Nghị quyết số 42/2017/QH14).

Điu 2. Tranh chp v nghĩa v giao tài sn bo đm, tranh chp v quyn x lý tài sn bo đm ca khon n xu theo quy đnh ti khon 1 Điu 8 ca Ngh quyết s 42/2017/QH14

  1. Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tranh chấp về việc bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không giao tài sản bảo đảm hoặc giao không đúng theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm để xử lý tài sản đó nhằm giải quyết nợ xấu.

Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần A cho Công ty trách nhiệm hữu hạn B vay 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng). Để bảo đảm cho khoản vay theo hợp đồng vay, Công ty trách nhiệm hữu hạn B (bên bảo đảm) đã thế chấp ngôi nhà X thuộc sở hữu của mình cho Ngân hàng thương mại cổ phần A (bên nhận bảo đảm). Khoản vay này được xác định là khoản nợ xấu, Ngân hàng thương mại cổ phần A yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn B giao ngôi nhà X (tài sản bảo đảm) để xử lý nhằm giải quyết nợ xấu nhưng Công ty trách nhiệm hữu hạn B không giao. Tranh chấp này là “Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu”.

  1. Tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tranh chấp về việc xác định người có quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần A cho Công ty trách nhiệm hữu hạn B vay 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng). Để bảo đảm cho khoản vay theo hợp đồng vay, Công ty trách nhiệm hữu hạn B (bên bảo đảm) đã thế chấp ngôi nhà X thuộc sở hữu của mình cho Ngân hàng thương mại cổ phần A (bên nhận bảo đảm). Khoản vay này được xác định là khoản nợ xấu, Ngân hàng thương mại cổ phần A yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn B giao ngôi nhà X (tài sản bảo đảm) để xử lý nhằm giải quyết nợ xấu nhưng Công ty trách nhiệm hữu hạn B không đồng ý vì cho rằng mình có quyền tự chuyển nhượng ngôi nhà X để giải quyết nợ xấu. Tranh chấp này là “Tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu”.

Điu 3. Tranh chp v x lý n xu, tài sn bo đm ca khon n xu được gii quyết theo th tc rút gn

  1. Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn đối với tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 và hướng dẫn của Nghị quyết này.
  2. Trong quá trình giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình, trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, nếu có đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 mà tài sản bảo đảm đó là tài sản của vợ chồng thì Tòa án có thể tách yêu cầu của đương sự đó để giải quyết bằng một vụ án khác theo thủ tục rút gọn.

Ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố HP đã thụ lý vụ án ly hôn giữa ông A và bà B. Ngân hàng thương mại cổ phần X được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Ngân hàng thương mại cổ phần X có đơn đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu ngôi nhà trên đất nằm trong khối tài sản chung của vợ chồng ông A, bà B. Đồng thời, Ngân hàng thương mại cổ phần X đề nghị Tòa án tách phần yêu cầu này giải quyết bằng vụ án khác theo thủ tục rút gọn. Trường hợp này, nếu Ngân hàng thương mại cổ phần X cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm giữa Ngân hàng thương mại cổ phần X và ông A, bà B đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 và hướng dẫn của Nghị quyết này thì Tòa án tách yêu cầu của Ngân hàng thương mại cổ phần X để giải quyết bằng một vụ án khác theo thủ tục rút gọn.

  1. Tòa án áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn, các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự có liên quan và hướng dẫn của Nghị quyết này để giải quyết các tranh chấp hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 của Điều này.

Điu 4. Đơn khi kin, np đơn và th lý đơn khi kin v x lý n xu, tài sn bo đm ca khon n xu theo th tc rút gn

  1. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 189 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 6 của Nghị quyết này.
  2. Tài liệu kèm theo đơn khởi kiện:
  3. a) Hợp đồng tín dụng;
  4. b) Tài liệu, chứng cứ chứng minh khoản nợ đang có tranh chấp là nợ xấu theo quy định tại Điều 4 của Nghị quyết số 42/2017/QH14;
  5. c) Văn bản, hợp đồng bảo đảm và tài liệu, chứng cứ chứng minh về việc đã đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm;
  6. d) Tài liệu, chứng cứ về nơi cư trú, làm việc của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức;

đ) Trường hợp có đương sự cư trú ở nước ngoài thì phải có một trong các tài liệu, chứng cứ sau đây:

đ1) Văn bản thỏa thuận giữa đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn có công chứng, chứng thực hợp pháp. Trường hợp văn bản này được lập ở nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 9 của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;

đ2) Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền sở hữu tài sản hợp pháp và thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản của các đương sự có công chứng, chứng thực hợp pháp. Trường hợp văn bản này được lập ở nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 9 của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

  1. Việc nộp đơn và thụ lý đơn khởi kiện tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành.
  2. Tòa án ghi trích yếu quan hệ tranh chấp theo quy định tại Mục 1 Chương III của Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 3 của Nghị quyết này.

Ví dụ: “v/v tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu”, “v/v tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu”.

Trên đây là văn bản về nội dung của Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP. Bạn đọc có thể tải toàn bộ văn bản về máy để thuận tiện cho việc theo dõi. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc hay nội dung chưa rõ, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng của quý khách hàng!

Trân trọng./.

Ban biên tập – Luật Quốc Huy

Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại TAND
Bình chọn bài viết

Click vào button "Download" bên dưới để tải toàn bộ file về máy.

tải file

Đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn trực 24/7 để giải đáp mọi vấn đề liên quan đến pháp luật của bạn. Gặp trực tiếp luật sư tư vấn gọi . Trân trọng cảm ơn!

Chuyên viên tư vấn: Luật Quốc Huy

Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại TAND
Bình chọn bài viết

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác:

Văn bản pháp luật Đóng góp ý kiến

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 Top