Tin tức nổi bật
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì? Mô hình CSR của DN
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì? Mô hình CSR của doanh nghiệp có phải là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không? Bạn hiểu như thế nào về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Hiện nay, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên có nhiều bài viết về Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp và quyền của người tiêu dùng trong xã hội nhưng phần lớn các bài viết chưa phân tích cụ thể, rõ ràng giúp bạn đọc hiểu và có thể so sánh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với các trách nhiệm khác. Bài viết dưới đây Luật Quốc Huy sẽ giới thiệu tới bạn đọc toàn bộ thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì có những đặc điểm nào và người tiêu dùng có những quyền lợi gì khi doanh nghiệp cam kết trách nhiệm xã hội của mình. Đối với một doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có những lợi thế nào khi sử dụng mô hình CSR. Mời các bạn đón đọc.
Tham khảo thêm một số bài viết tư vấn dành cho doanh nghiệp.
- Công ty tư vấn luật doanh nghiệp – đồng hành cùng thành công của doanh nghiệp
- Tư vấn luật doanh nghiệp – dịch vụ chất lượng số 1 toàn quốc
- Tư vấn luật doanh nghiệp online | giải đáp kịp thời mọi vấn đề của bạn
- Tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí, tiết kiệm thời gian
Mục lục
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?

Hiện nay, tại Việt Nam hầu hết các doanh nghiệp đang tập trung vào quản trị, phát triển kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận cao. Tuy nhiên, có một chiến lược đã được nghiên cứu và hình thành từ những năm 50 của thế kỷ XX được vận dụng cho hầu hết các loại hình doanh nghiệp mà ít nhà kinh doanh quan tâm. Đó là CSR viết tắt của Corporate Social Responsibility – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Có nhiều cách hiểu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và cũng có nhiều định nghĩa về CSR, vì vậy hiện nay chưa có khái niệm thống nhất và chính thống nhất về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Sau quá trình nghiên cứu qua nhiều định nghĩa khác nhau thì cách định nghĩa dưới đây chúng tôi thấy hợp lý nhất.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một dạng của hoạt động “tự điều chỉnh trong kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân” được thể hiện một cách cụ thể và được hiện thực hóa qua cam kết của doanh nghiệp khi có các hoạt động đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội thông qua việc cân bằng ba yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường.
Khi doanh nghiệp tư nhân thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình sẽ mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội. Hoạt động từ thiện là một phần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp sử dụng khía cạnh này như một phần trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Vì qua hoạt động từ thiện, doanh nghiệp góp phần đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, tạo dựng niềm tin và sự tin tưởng cũng như sự yêu thích của khách hàng.
Hiệu quả của DN sử dụng chiến lược “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”
Theo nghiên cứu của nhiều nhà phân tích kinh tế và kết quả điều tra tại Lễ công bố 500 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất Việt Nam, đối với top 500 doanh nghiệp lớn thì có khoảng 51% doanh nghiệp xem trọng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các doanh nghiệp lớn sử dụng yếu tố CSR như một chiến lược đầu tư dài hạn cho các hoạt động xã hội, thúc đẩy thương mại của doanh nghiệp phát triển.
Trên thực tế hiện nay, tổng thể các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam có tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ là tương đối cao, lên tới 90% tổng số doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam. Với tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa như hiện nay, quy mô doanh nghiệp cũng tương đồng với mức độ am hiểu cũng như vận dụng chiến lược CSR vào kinh doanh là rất hạn chế.

Nhiều người đồng nhất khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với việc làm từ thiện của doanh nghiệp
Với nhiều ưu điểm của việc sử dụng chiến lược CSR, nhiều doanh nghiệp mượn tiếng CSR đối với xã hội để quảng bá thương hiệu, đánh bóng tên tuổi của mình, thường các doanh nghiệp đó sẽ chỉ sử dụng một yếu tố nhỏ của CSR để tự nhận rằng mình thực hiện tốt trách nhiệm xã hội ví dụ như doanh nghiệp tổ chức làm từ thiện cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn hoặc những đối tượng người neo đơn, không nơi nương tựa…
Việc hiểu sai và áp dụng không đầy đủ về trách nhiệm CSR của xã hội đã dẫn đến việc lạm dụng để đánh bóng thương hiệu hay tên tuổi của một số doanh nghiệp còn non trẻ đã để lại một số hậu quả nhất định.
Chính vì những lý do trên, khi một doanh nghiệp đang chuẩn bị tìm hiểu về CSR nên cân nhắc và xem xét đầy đủ chi tiết về CSR, từ đó đưa ra chiến lược thực hiện trách nhiệm xã hội một cách chính xác, đem lại nhiều hiệu quả kinh tế hơn, gây nhiều thiện cảm đối với xã hội – là nơi tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Vận hành CSR – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp vận dụng chiến lược “CSR – trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” hiệu quả sẽ không làm gia tăng mức độ rủi ro cho doanh nghiệp và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Cam kết của doanh nghiệp đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội thúc đẩy sự cam kết của các bên liên quan và tăng cường năng lực của doanh nghiệp nhằm mang lại lợi ích cho xã hội của doanh nghiệp. Thông qua các hoạt động CSR, các doanh nghiệp có cơ hội để cộng tác với chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các đối tác khác để tạo ra nhiều giải pháp hiệu quả hơn trong xã hội. Ngoài ra, đối tượng gây ảnh hưởng lớn và đem lại lợi nhuận tương lai cho doanh nghiệp đó chính là người tiêu dùng, qua việc thực hiện những cam kết của mình một cách có trách nhiệm, doanh nghiệp sẽ được nhiều sự đánh giá cao và tin cậy của khách hàng.
Trên đây là quan điểm tư vấn và một số nội dung hướng dẫn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc hay nội dung chưa rõ, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan.
Chúng tôi hi vọng sẽ nhận được các ý kiến phản hồi, đóng góp của bạn nhiều hơn nữa để chúng tôi được tiếp thu, ghi nhận và ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng của quý khách hàng!
Trân trọng./.
Đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn trực 24/7 để giải đáp mọi vấn đề liên quan đến pháp luật của bạn. Gặp trực tiếp luật sư tư vấn gọi 0977.541.089. Trân trọng cảm ơn!
Chuyên viên tư vấn: Luật Quốc Huy
Bạn có thể tham khảo các bài viết khác:
- Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng điều 66 và điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự
- Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự
- Nghị định 37/2018/NĐ-CP về hướng dẫn biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
- Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự
Đóng góp ý kiến
Các tin cùng chuyên mục
- Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng điều 66 và điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự
- Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự
- Nghị định 37/2018/NĐ-CP về hướng dẫn biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
- Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự
Các tin mới nhất
- Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng điều 66 và điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự
- Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự
- Nghị định 37/2018/NĐ-CP về hướng dẫn biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
- Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự